Tranh đông hồ

Thiên Hạ Thái Bình (01)

Công là một loại chim quý, cao sang và xinh đẹp, được coi là phượng hoàng trên mặt đất, Công biểu tượng cho cuộc sống Phú Quý và Quyền Uy, đem lại sự cho sự bình an thịnh vượng cho gia chủ.

Hoa mẫu đơn Ngoài sự đằm thắm thì ý nghĩa chính của mẫu đơn đỏ là biểu trưng cho sự may mắn, giàu sang, phú quý. Chính điều này mà nhiều người thường chọn mẫu đơn đỏ làm hoa khai trương.

Sự kết hợp của hoa mẫu đơn đỏ và chim công trên nền điệp của tranh đông hồ với bốn chữ "Thiên hạ thái bình" chính là sự mong cầu phú quý cho gia đình sự hòa bình an vui cho thiên hạ.

Phải nói thêm rằng, công và mẫu đơn chính là một trong những biểu tượng cao nhất tượng trưng cho mong cầu phú quý.

Vậy, Phú quý ở đây là gì? Người xưa nói, "hậu giả phú" hậu là chỉ cho tâm địa nhân hậu, người có tâm nhân hậu là người giàu có đủ đầy. "Thanh giả quý" nghĩa là người có tâm thanh tịnh thì cao quý, đó chính là phú quý thực sự mà bản tranh biểu trưng, mà gia chủ cần phải hiểu khi trưng tranh, chứ không phải nhiều tiền, nhiều quyền là phú quý.

Tiền tài, quyền thế rồi cũng đến lúc chẳng còn, không thể tồn tại mãi, chỉ là hư vọng. Phú quý ở đây nói khác đi chính là biểu hiện của đức hạnh. Phát suất từ trong tâm thanh tịnh tỏa ra sự nhân hậu với xung quanh, đó chính là sự trường cửu không bao giờ mất.

Cho nên cái quý của bức tranh đông hồ này, chính là giúp gia chủ luôn nhắc nhở bản thân và thành viên gia đình luôn giữ cho kỳ được cái tâm thanh tịnh, tỏa ra ngoài sự nhân hậu thường hằng, chính điều này sẽ giúp người xung quanh tôn trọng và yêu kính, người như vậy thực sự là người cao quý.

Với sự tương tác đòi hỏi ở mức tần số dung động cao đó mà hình ảnh công mẫu đơn trên nền điệp đông hồ này rất phù hợp để treo trong không gian phòng khách hay nơi thờ tự, nơi sinh hoạt chung của các thành viên gia đình.

Theo truyền thống xưa, các cụ ta coi bản Thiên hạ thái bình này đi cặp với bản Cá chép đàn. Hai bản tranh này thường được treo hai bên của ban thờ gia tiên. Mặc dù hai bản tranh đều không phải tranh thờ nhưng như đã nói, cả hai bản tranh đều mang nhiều ước vọng về một cuộc sống phú quý hiển đạt, may mắn đủ đầy.

Mua hàng

Cá Chép Đàn (01)

Ý nghĩa tranh Cá chép đàn:

Đây là một trong những bản tranh dân gian đông hồ nổi tiếng, một bản tranh cổ của dòng tranh Đông hồ. Nghệ nhân xưa mô tả cảnh ao sen và đàn cá con quấn quýt bên mẹ trên nền điệp sáng lấp lánh dưới ánh sáng chiếu nghiêng.

Tranh có ý nghĩa ước vọng về một cuộc sống sum mầy, thanh nhã.

Đây là bản tranh có thể treo độc lập trong một không gian phòng khách, nơi sinh hoạt chung.

Đặc biệt đây cũng là bản tranh có thể kết hợp cặp với bản Thiên hạ thái bình (công hoa mẫu đơn). Hai bản tranh này thường được treo hai bên của ban thờ gia tiên. Mặc dù hai bản tranh đều không phải tranh thờ nhưng như đã nói, cả hai bản tranh đều mang nhiều ước vọng về một cuộc sống phú quý, hiển đạt, may mắn, đủ đầy, sum vầy, thanh nhã cho gia đình và cầu an bình cho thiên hạ.

Mua hàng

Hứng Dừa (01)

Khen ai khéo dựng lên dừa,
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi.

Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt nam nói chung và nghệ thuật dân gian đông hồ nói riêng, cha ông ta đã để lại những bản tranh vô cùng ý vị. Trong đó có bản tranh Hứng dừa. Bản tranh không chỉ đẹp về hoạt cảnh sinh động trên nền điệp lấp lánh mà ý nghĩa tranh hứng dừa còn vô cùng thâm thúy.

Gia đình luôn là tế bào của xã hội, vì vậy mối quan hệ vợ chồng, cha con luôn được quan tâm nhiều hơn cả so với mối quan hệ vua tôi trong đạo “Tam Cương”. Có câu: “Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” tức ở đây muốn nói phải quản được gia đình trước, mới tới đất nước lúc đó thiên hạ mới yên ổn và thái bình.

Người cha được xem là trụ cột của một gia đình. Là thân trụ hiên ngang như thân dừa mọc lên giữa đất cằn sỏi đá. Người Cha phải hứng chịu bao sương gió vất vả gian truân để bảo vệ gia đình, yêu thương vợ và nuôi các con khôn lớn thành người. Giống như những trái ngọt mang đến cho đời.

Rõ ràng bức tranh hứng dừa cũng cho thấy sự bộc lộ khí chất mạnh mẽ của đàn ông. Trèo Dừa là công việc vất vả nguy hiểm. Nhưng để có thể lo cho vợ con thì người chồng, người cha ấy chẳng màng tới nguy hiểm, hay mệt nhọc vượt qua mọi thử thách.

Hình ảnh những đứa trẻ đang bấu chặt vào gốc cây. Khác hẳn với tâm lý của trẻ khi được chuẩn bị đón những trái dừa tươi mát, ngọt lành. Đáng ra chúng phải hớn hở nhảy dưới đất ngẩng mặt lên chờ đợi trái dừa mà cha tung xuống. Nhưng không ở đây các bạn nhỏ như cũng muốn được treo lên cây giống như cha. Muốn được noi gương theo cha vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời muốn chia sẻ và cảm nhận nỗi vất vả khi trèo dừa của cha mình.

Người vợ đang vén váy để hứng dừa như cùng sẻ chia thành quả trái ngọt cùng nhau trong cuộc đời.

2 câu thơ Nôm trong bức tranh: “Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”.

hình tượng tung hứng dừa vốn không hề có trong thực tế. Đại từ ai trong câu thơ trong bức tranh ta thấy chính là con người tạo nên sự hài hòa hợp lý và cân đối trong ý nghĩa của bức tranh Hứng Dừa. Chính chúng ta biết điều hòa cuộc sống của mình, của môi trường thì sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cuộc đời. Tiêu biểu là gia đình, mối quan hệ cùng chia sẻ, cùng gắn bó, san bớt vất vả hiểm nguy sẽ là mái ấm gia đình hạnh phúc.

Như vậy, khi treo bức tranh dân gian Đông Hồ Hứng Dừa trong gia đình, tức là ta đang thấy khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Và bức tranh luôn là lời nhắc nhở, là bài học sâu sắc để có được một hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn theo đúng nghĩa. Mối quan hệ vợ chồng cha con chính là đỉnh tam giác tạo nên hạnh phúc.

Mua hàng

Mục Đồng Thổi Sáo (01)

Ý nghĩa tranh Chăn trâu thổi sáo:

Bức tranh Chăn trâu thổi sáo là một trong số những bức tranh dân gian đông hồ được yêu thích nhất. Đó là hình ảnh một cậu bé cởi trần ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Bức tranh gợi cho ta nghĩ ngay đến khung cảnh một làng quê yên bình.

Mơ về tuổi trẻ lúc chăn trâu
Nghịch ngợm vô tư nét dãi dầu
Sáng thả ven hồ đùa trận mạc
Chiều dồn bãi đập bắt cua xâu
Du dương sáo trúc hồn bay bổng
Tĩnh mịch đồng quê cảnh sắc đầu
Lớn tỏa tha hương nhiều phẩm cấp
Ơn chùm kỷ niệm thuở thơ lâu.

Trong dòng tranh dân gian Đông hồ truyền thống tranh chăn trâu thổi sáo thường đi cặp với tranh Chăn trâu thả diều hay tranh Chăn trâu đọc sách.

Ông bà ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trâu là con vật mà nhà nông không thể thiếu. Trâu giúp nông dân cày bừa, kéo vác làm công việc đồng áng. Đồng thời nó còn là một người bạn chân thành của người nông dân bao đời. Hơn thế, hình ảnh chú trâu cặm cụi chăm chỉ mang lại hiệu xuất công việc cao cũng chính là lời nhắc nhở trong cuộc sống cần chăm chỉ siêng năng, ắt sẽ có kết quả thành công.

Đó chính là lý do mà những nghệ nhân sáng tác tranh dân gian Đông hồ đã đưa hình tượng con trâu vào trong tranh mộc mạc bình dị mà gần gũi.

Trâu trong tranh Chăn trâu thổi sáo có đôi tai vểnh lên nghe ngóng, chân tung tăng, mặt vui nhìn đời, đuôi vẩy ngộ nghĩnh. Hình ảnh của chú trâu trông thật đáng yêu và ngộ nghĩnh khiến người ta liên tưởng sự yêu đời thướng thức tiếng sáo du dương.

Cậu bé ngồi trên lưng trâu có khuôn mặt khôi ngô, với các đường nét cân đối hài hòa. Cậu cới trần, mặc quần cộc cưỡi trâu, thổi sáo. Đây là hình ảnh quen thuộc ta vẫn thường thấy ở chốn thôn quê.

Trên đầu cậu bé có một tán lá sen rộng, được ngắt kẹp cuống giữa hai chân. Lá sen vươn lên trời xanh che nắng. Đôi lúc ta thấy tán lá sen cũng như muốn ngả nghiêng theo điệu sáo.

Ngoài ra, dưới chân cậu, trên tấm thảm thêu hoa còn có những búp, lá, hoa và cọng sen với cách sắp xếp khác nhau mà tinh ý mới thấy. Cậu bé không ngồi hẳn trên lưng trâu mà ngồi trên một thảm thêu hoa đặt trên lưng trâu, thế ngồi rất vững chắc.

Hàng chữ của tranh nguyên bản là “Diệp cái hà thanh thanh” nghĩa là một chiếc lá sen che trời xanh.

Ý nghĩa tranh chăn trâu thổi sáo thể hiện ước nguyện “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa” để luôn có những vụ mùa bội thu khi Đất nước luôn gắn liền vói nghề trồng lúa nước. Hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu, xung quanh đều là cỏ cây, đất trời rộng lớn chính là biểu hiện khát vọng được hòa hợp với thiên nhiên để có được sự thuận lợi cho mùa màng phát triển, hoa màu tươi tốt.

Bức tranh dân gian Đông đồ, Chăn trâu thổi sáo muốn ca ngợi người nông dân không chỉ lao động với nghề trồng lúa mà còn biết sáng tạo nghệ thuật, thưởng thức văn hóa. Những cậu bé nhỏ tuổi nhưng thông minh lanh lợi. Cậu bé vừa giúp đỡ bố mẹ công việc chăn trâu, nuôi dưỡng “đầu cơ nghiệp” của gia đình, vừa ngồi trên lưng trâu một cách thuần thục, vững chắc, vừa biết thổi sáo để thêm yêu đời.

Tín ngưỡng phồn thực cũng góp phần xây dựng nên ý nghĩa tranh chăn trâu thổi sáo. Những cụm cỏ cây được thể hiện dưới dạng số nhiều. cây cỏ nhờ trời đất thuận hòa mà phát triển xanh tươi và sinh sôi nảy nở.

Mỗi bức tranh dân gian Đông hồ đều mang rất nhiều ngụ ý, mong ước và ý nghĩa riêng. Người ta thường mua tranh chăn trâu thổi sáo về treo trong nhà như muốn khích lệ con cái ngoan ngoãn, sáng tạo, lanh lợi, thông minh và biết giúp đỡ ông bà cha mẹ. Đồng thời, bức tranh cũng thể hiện ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, con người cùng thiên nhiên hòa hợp để mùa màng được tươi tốt, cuộc sống ấm êm. Đặc biệt bức tranh còn phảng phất cái chất vô vi trong lối sống, hòa nhã với xung quanh, biết đủ, an nhàn sống mà tận hưởng hiện tại.

Mua hàng

Lễ Trí (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Gà Thư Hùng (02)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Gà Thư Hùng (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Gà Đàn Mẹ Con (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Lý Ngư Vọng Nguyệt (01)

Sáng trong vằng vặc cả bầu trời.
Lộng lẫy sông hồ với biển khơi.
Lung linh bóng nguyệt nền thu thủy.
Vọng vời đua lượn lý ngư bơi.

Ý nghĩa tranh Lý ngư vọng nguyệt vô cùng thâm thúy. Đây là một bản tranh cổ rất được ưa chuộng của người xưa.

Tên tiếng việt là tranh Cá chép trông trăng, tên chữ hán nôm có đề trên mặt điệp là tranh Lý ngư vọng nguyệt.

Tranh không đơn giản mô tả quang cảnh lãng mạn một con cá chép đớp bóng trăng dưới nước để rồi từ đó người đời cho rằng tranh lý ngư vọng nguyệt mang ý nghĩa khuyên dăn đừng vì ảo ảnh trước mắt mà quên mất giá trị chân thật lâu dài.

Phải nói ngay rằng, ý nghĩa tranh cá chép trông trăng còn thâm thúy hơn nhiều. Ở đó là hình tượng biểu trưng âm dương đối đãi. Mình con cá tạo thành một đường hình chữ S giống như biểu tượng vòng tròn thái cực - âm dương. Mặt trăng tròn phía trên là âm trong dương và hình bóng mặt trăng tròn dưới nước lại là dương trong âm. Hình tượng này cho thấy sự thâm thúy ý nghĩa tranh lý ngư vọng nguyệt mà người xưa để lại cho hậu thế. Ở đó cho thấy sự vận động không ngừng của mọi tạo vật, mọi sự việc, không có gì là cố định là tồn tại duy trì một trạng thái, mà luôn vận động biến đổi. Trong cái sấu sẽ có cái tốt, trong cái họa sẽ có cái may, cánh cửa này đóng lại sẽ lập tức có cánh cửa khác mở ra đón chào...

Bên cạnh đó, hình tượng cá chép trong văn hóa dân gian còn là biểu tượng nghị lực vươn lên trong cuộc sống và ước nguyện "vượt vũ môn hóa rồng" may mắn sẽ được tạo nên từ sự nỗ lực.

Do đó bức tranh này rất được ưa chuộng treo trong không gian phòng thờ, hay không gian phòng khách, nơi sinh hoạt chung của các thành viên gia đình.

Mua hàng

Nhân Nghĩa (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Phú Quý (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Vinh Hoa (01)

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng