Tranh đông hồ

Nông Thôn

Đây là hoạt cảnh một góc thôn quê trong ngày mùa thu hoạch, với những bông lúa vàng trĩu nặng. bên đình làng, bên giếng vuông, người đi gặt lúa, người dắt trâu về... thanh bình êm ả trong lao động sản xuất của những miền quê thôn cũ.

Bản tranh dễ dàng phối hợp cho những không gian cần sự tô điểm sinh động, với hoạt cảnh sinh hoạt làng quê.

Mua hàng

Phúc Lộc Song Toàn (01)

Một mái gia đình hạnh phúc êm
Yêu thương ấm áp ngọt môi mềm
Chung tay xây đắp đời nồng thắm
Góp sức di bồi cảnh sắc thêm
Nhân tố ươm mầm an xã hội
Tế bào kết lộc phúc trăm miền
Cây lành thì quả càng thơm thảo
Hạt tốt vun trồng phát triển lên.

Một bức tranh hiếm có là tranh Phúc lộc song toàn, ý nghĩa và phối hình cân đối, có chiều sâu.
1. Về phần chữ:
- Chữ “Phúc” viết theo lối chân, thảo, triện, lệ đã đành, lại còn có lối vuông (phương phúc tự), chữ tròn (đoàn phúc tự) hay có nhiều đồ án biểu tượng “Ngũ phúc lâm môn” (Ngũ phúc: Phúc-Lộc-Thọ-Khang-Ninh) cho đến “Bách phúc” (100 chữ phúc).
- Chữ ‘’ Lộc’’ lộc gồm 12 nét, có kết cấu trái phải, gồm bộ Thị ở bên trái và chữ Lục ở bên phải. Có thể giải thích là người xưa quan niệm lộc là do trời ban. Chữ Lộc còn có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc.
2. Về phần hình:
- Mỗi em bé đều ôm một thú vật tượng trưng, đó là triết lý sâu sắc: tượng hình thể hiện ý nghĩa của nó. Một bên là ngỗng tượng trưng cho trời, cho lộc trời ban. Như tích truyện Ngỗng đẻ trứng vàng. Lộc do trời còn giữ do người. Hình ảnh con ngỗng có cánh bay lên là như vậy.
- Một em bé ôm cá chép là theo tích cá chép hoá rồng. Phúc đức tại mẫu. Con cái hiển vinh, công thành danh toại là Phúc lớn của gia đình, dòng họ. Cá chép trong nước và vươn lên trời. Ấy là nét tinh tế trong dòng tranh Dân tộc.
- Phía sau là hình ảnh bông sen thơm vừa làm bức tranh cân đối vừa có ý nghĩa sự tinh khiết trong tranh đến từ trẻ thơ.
Mỗi hình ảnh đều gắn điển tích, gắn với các câu chuyện. Đó là sâu sắc của tranh Đông hồ nói chung, và bức Phúc lộc song toàn nói riêng.

Hẳn không gian gia đình sẽ vô cùng ý vị khi có trưng bản tranh dân gian này.

Mua hàng

Thầy Đồ Cóc (01)

Tìm thày hỏi bạn NHÁI chi mà.
Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa,
Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ,
Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà.

Ý nghĩa tranh thầy đồ cóc:

Thầy Đồ Cóc, một bức tranh vô cùng thâm thúy ý nghĩa mà người xưa để lại cho hậu thế.

Theo lịch sử xưa kia người Việt có loại chữ gọi là chữ Khoa đẩu, tức là chữ nòng nọc, nòng nọc là con của cóc, hay nói khác hơn là sản phẩm của cóc, thầy cóc thì dạy học trò nhái, ếch chữ nòng nọc là điều tất yếu.

Hơn nữa, cóc là loài lưỡng cư, sống trên cạn, sinh ra dưới nước, hội đủ tiêu chí âm dương của triết lý dịch, vì vậy người xưa đã dùng hình ảnh của Cóc và đồng loại để minh họa cho thuyết âm dương của mình.

Theo triết học cổ, người xưa coi Cóc là biểu tượng hội đủ tính chất của 64 quẻ dịch, với lý tính số 10 đại diện cho ban thể của vũ trụ, nơi chứa đựng mọi hạt giống của sự hiểu biết. Từ triết lý lấy Cóc làm biểu tượng cho thái cực, tượng trưng cho vũ trụ hay tạo hóa, không ai khôn hơn tạo hóa, cha mẹ của muôn loài, có như thế từ đó người xưa mới coi cóc chính là biểu tượng của người thầy.

Thầy cóc là Thái cực, nhất thể ngôi cao ngồi phản, sinh hai con là lưỡng nghi - âm dương đùa chơi bên dưới, phía trước sẽ dạy chuyển hóa cửu cung - chín con ếch nhái chão chàng.

Như vậy, rõ dàng nội dung bức tranh này nằm trong dòng chảy thầm lặng của người Việt về cái gốc triết lý cổ xưa, cội nguồn của sáng tạo. Có lẽ thông qua hình ảnh biểu trưng tưởng chừng như quen thuộc là hoạt cảnh dạy học của một ông đồ già nơi làng quê nào đó mà nói lên cái triết lý ngàn đời không thay đổi: Tạo hóa là cội nguồn sáng tạo, là mẹ của mọi tri thức hiểu biết, học là cố gắng biết, hiểu và thuận theo cái tạo hóa vốn là.

Mua hàng

Lợn Đàn Âm Dương (01)

“Hỡi cô thắt bao lưng xanh,
Có về làng Mái với anh thì về.
Làng Mái có lịch có lề,
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh.
Nàng về nàng ở với anh,
Cùng nhau “Vẽ, khắc” in tranh Lợn, Gà”

Trong kho tàng tranh đông hồ, hình ảnh con lợn xuất hiện rất nhiều trong các mẫu tranh: Từ Tranh Lợn độc đến tranh Lợn ăn cây dáy nhưng đặc biệt và nổi tiếng nhất vẫn là bức tranh lợn đàn âm dương. Có thể nói ý nghĩa tranh lợn đàn âm dương vô cùng sâu sắc!

Lợn là con vật gần gũi, là một trong 12 con giáp trong triết lý xưa. Hình ảnh đàn lợn con quây quần bên mẹ lại càng gần gũi hơn với người dân ta từ xa xưa khi lợn gắn liền với sản xuất nông nghiệp bao đời.

Qua tranh đông hồ, con lợn trở nên sinh động hơn với đường nét cong dáng béo tốt, màu sắc trù phú gợi cho người xem một trạng thái tâm ý bình an, may mắn ngập tràn. Gợi lời chúc hướng tới một cuộc sống sung túc đủ đầy, con đàn cháu đống, xum vầy hạnh phúc.

Đặc biệt, Ý nghĩa tranh Lợn nói chung và ý nghĩa tranh lợn đàn âm dương nói riêng còn thâm thúy hơn nữa khi dân gian xưa cha ông ta đưa vào hình ảnh trừu tượng Xoáy âm dương. Mỗi con đều mang hai soáy, với mỗi xoáy đều là hai màu sung khắc nóng và lạnh tạo nên âm và dương giao hòa chuyển động không ngừng với ý nghĩa: "Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái", đồng nghĩa với sự sinh sôi nảy nở, cuộc sống luôn phát triển theo quy luật tự nhiên và đồng thời màu sắc trong tranh cũng phần nào nói rõ hơn cái triết lý âm dương ngũ hành thâm thúy đó của người xưa.

Có lẽ ý nghĩa tranh Lợn đàn âm dương cần phân tích ở nhiều khía cạnh, và xin mời bạn đọc chuyển qua kệnh fanpage của chúng tôi để đọc sâu hơn về ý nghĩa tranh lợn đàn âm dương qua link liên kết: https://www.facebook.com/TranhDongHo.org/photos/357054866426335

Một lần nữa xin được khẳng định rằng: ý nghĩa tranh lợn đàn âm dương vô cùng thâm thúy. ở đó là lời cầu chúc bình an may mắn, hướng tới một cuộc sống trù phú đủ đầy, con đàn cháu đống, xum vầy hạnh phúc trên cơ sở biết cân bằng âm dương, phát huy thiên tính từng giới, từng thành viên gia đình. Đặc biệt mang đến một nguồn năng lượng bình an cho gia chủ!

Mua hàng

Nghỉ Ngơi Nữ

Muôn đời rồi, và muôn đời tiếp nối
Vẫn thấy người nông dân, sớm tối trên đồng
Vẫn cô em.. má đỏ.. môi hồng
Cười khúc khích, mồ hôi nồng hương đất

Hẳn sẽ luôn là hình ảnh đẹp của người nông dân khi người vợ đón chồng mình sau một thời chồng cày ruộng trên đồng vất vả. Còn gì hơn khi vợ hiền ra ngồi dưới tán cây hóng gió trong ngày hè oi bức, phụ chồng mình trông con trâu, giữ cái bừa.

Hạnh phúc gia đình từ đây mà ra, đất nước giàu đẹp vững bền cũng từ đây mà ra, chẳng thế mà cụ Lê Quý Đôn cũng đã từng nhấn mạnh "phi nông bất ổn" đất nước muốn ổn định vững bền cần lấy Nông làm gốc.

Bức điệp Nghỉ ngơi với bốn chữ Thiên hạ thái bình là tinh hoa dân gian đọng lại như lời nhắc nhở thường hằng có lẽ nên cần có cho mỗi gia đình Việt tộc.

Mua hàng

Nghỉ Ngơi Nam

Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?

Nỗi niềm là vậy nhưng cái thú thư thái sống của người nông dân thì mấy ai bằng. Sau thời cày ruộng vất vả, trâu nằm nhai cỏ, anh ngồi hóng gió, nhâm nhi li trà xanh vợ nấu dưới tán cây rợp bóng mà thư thái lòng.

Vẫn chàng trai,. cần cù.. chân chất
Bao bão giông ;không để đánh mất mình
Sống chứa chan ; trọn nghĩa, vẹn tình
Luôn gắn bó,. bên hình cây lúa…

Dù hạn hán: đồng khô.. cỏ úa
Dù gió mưa ; khoai – lúa rập vùi
Người nông dân, lòng có ngậm ngùi
Nhưng vẫn sống ;quyết không lùi bước

Nhắc lại lời cụ Lê quý đôn nhấn mạnh "phi nông bất ổn" thì hẳn chúng ta đã hiểu cái gốc của sự vững bền. còn gì đẹp hay hơn khi con cháu chúng ta được chỉ dạy nhớ công ơn người đi trước bằng tấm lòng hiểu người và biết ơn người qua hình ảnh dân gian.

Bức điệp Nghỉ ngơi nam với bốn chữ Thiên hạ thái bình là tinh hoa dân gian đọng lại như lời nhắc nhở thường hằng có lẽ nên cần có cho mỗi gia đình Việt tộc.

 

Mua hàng

Tiến Sĩ Xuất Kinh (01)

Đây là bản tranh điệp độc đáo nhưng ít người biết tới. Trong hệ thống tranh đông hồ còn lưu giữ thì có khá nhiều bản tranh làm theo lối đối nhau, có lẽ cũng vì quan niệm người xưa ưng thích sự đăng đối, trái phái, có cặp có đôi. ví như đôi Vinh hoa, Phú Quý Bản Tiến sĩ xuất kinh này được đối với bản Vinh quy bái tổ.

Nhưng tồn tại đến ngày nay, đa phần được treo độc lập.

Tiến sĩ xuất kinh với hình ảnh tiến sĩ cưỡi ngựa có lọng che, cờ hiệu dẫn đường và bảng tên phía trước.

Tranh mang ý nghĩa cầu mong đỗ đạt cao, thành công vinh hiển trong cuộc sống.

Có lẽ đây là lời chúc đầy ý vị cho những nhà kinh doanh ngày nay hay đặc biệt gia đình ước vọng con cái thành tài, vang danh gia tộc.

Mua hàng

Quán Quê

Một hoạt cảnh làng quê được dân gian ghi lại trên nền điệp. ở đó là cảnh quán hàng với cô chủ đon đả mời khách ngồi trên mấy chiếc ghế băng gỗ, nán lại ăn dăm ba món quà nhẹ hay hút một điếu thuốc lào với điếu bát xứ kêu vang.

Đây là bức tranh dễ dàng giúp tạo nên một không gian nhộn nhịp mà vẫn thanh bình, ấn tượng về những miền quê xua cũ.

Mua hàng

Đồng Quê (01)

Mặt trời tang tảng dạng đông
Anh ơi trỗi dậy ra đồng kẻo trưa.
 
Bản tranh điệp ghi lại hoạt cảnh đồng quê của nông thôn xưa. ở đó là hình ảnh làm ruộng với con trâu đi trước, cái bừa theo sau, người đứng tát gàu sòng đôi, người cúi mình cấy lúa. Một hình ảnh sinh động dưới tán cây cao, ngôi nhà ngói đỏ, cánh cò lả bay...
 
Bức tranh không chỉ gợi lên một góc quế hương trong ký ức mà còn là một hình ảnh sinh động để giáo dục tấm lòng biết ơn nơi con trẻ. một sự nhắc nhở thường hằng rằng những sản vật sử dụng hàng ngày vẫn luôn có nguồn gốc xuất phát từ những miền quê với bao nắng mưa, một nắng hai sương như vậy...
Mua hàng

Nhất Bản Vạn Lợi

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu trên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Thôn Quê

Đây là hoạt cảnh một góc thôn quê trong ngày mùa thu hoạch, với những bông lúa vàng trĩu nặng. bên đình làng, bên giếng vuông, người đi gặt lúa, người dắt trâu về... thanh bình êm ả trong lao động sản xuất của những miền quê thôn cũ.

Đây là bản tranh dễ dàng phối hợp cho những không gian cần sự tô điểm sinh động, với hoạt cảnh sinh hoạt làng quê.

Mua hàng

Đánh Ghen (01)

Đánh ghen là một tác phẩm độc đáo không chỉ vì hiếm có nghệ sĩ nào thể hiện đề tài này mà đặc biệt hơn nữa là ẩn chứa trong đó những thông điệp ý nhị, thâm thúy.
 
Người xưa nhận định rằng, bức tranh “Đánh ghen” tuy màu sắc, họa tiết đơn giản nhưng vẫn vẽ lên một “trận chiến” trong gia đình hết sức căng thẳng:
 
Măng non nấu với gà đồng,
Thử chơi một trận xem chồng về ai.
 
Ở đây nghệ nhân đã thể hiện một cảnh đánh ghen thông qua 4 nhân vật với cách diễn tả trạng thái tâm lý rất tài tình với 4 biểu hiện khách nhau. Người vợ cả được vẽ với hình dáng xồ xề đang tức giận muốn lao vào dùng kéo cắt tóc cô vợ bé; mặc dù theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ “xuất giá tòng phu”, phải tôn trọng kính thuận chồng; thế nhưng như một câu Kiều đã viết:
 
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
 
Đối với ông chủ gia đình, đó là người chồng, trong diễn biến câu chuyện của gia đình, tuy lúng túng giữa 2 người đàn bà, một mặt ngăn cản, khuyên can vợ cả nhưng lại “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi một tay giữ bầu ngực vợ bé như thể hiện sự ưu ái, cưng chiều. Hai câu thơ trên bức tranh chính là thể hiện tâm lý của người chồng trước tình cảnh khi đó:
 
 
Còn cô vợ bé, do trẻ trung, xinh đẹp hơn, cậy được chồng yêu nên trước bà vợ cả lại càng tỏ vẻ xem thường qua hành động hất bím tóc đầy thách thức. Cuối cùng những tổn thương, những mất mát đang trút lên vai của con cái họ thông qua hình ảnh một đứa bé đang chắp tay như để van xin người lớn hãy dừng việc đáng xấu hổ kia lại.
 
Tác phẩm thể hiện giản dị, độc đáo nhưng là một sự giáo dục rất sâu sắc, nhắc nhở trong đời sống vợ chồng nên thức tỉnh vì hậu quả để lại là những đứa con sẽ bị tổn thương về tinh thần, cha mẹ chia rẽ, con cái bơ vơ, mất đi không khí hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
 
Nó cũng là sự lên án cảnh chồng chung trong một xã hội coi “trai 5 thê 7 thiếp là thường”, còn “gái chính chuyên chỉ có một chồng”.
 
Các chi tiết khác trong tranh như tấm bình phong, muốn nói rằng chuyện gia đình nên giải quyết ổn thỏa trong khuôn viên, nội bộ thôi không làm to chuyện vì “xấu chàng, hổ ai?”; những mâu thuẫn vợ chồng không nên để con trẻ chứng kiến sẽ có ảnh hưởng không tốt.
 
Một góc tranh với hình ảnh cây tùng, chậu hoa cảnh, lan can tường thể hiện gia đình giàu có nhưng cũng có ý nói rằng có tiền đâu dễ có hạnh phúc, bài học đó dành cho tất cả mọi người dù là thường dân hay xuất thân là con vua cháu chúa quyền quý, cao sang.
Mua hàng