Tranh đông hồ

thầy đồ cóc 1

Tìm thày hỏi bạn NHÁI chi mà.
Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa,
Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ,
Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà.

Ý nghĩa tranh thầy đồ cóc:

Thầy Đồ Cóc, một bức tranh vô cùng thâm thúy ý nghĩa mà người xưa để lại cho hậu thế.

Theo lịch sử xưa kia người Việt có loại chữ gọi là chữ Khoa đẩu, tức là chữ nòng nọc, nòng nọc là con của cóc, hay nói khác hơn là sản phẩm của cóc, thầy cóc thì dạy học trò nhái, ếch chữ nòng nọc là điều tất yếu.

Hơn nữa, cóc là loài lưỡng cư, sống trên cạn, sinh ra dưới nước, hội đủ tiêu chí âm dương của triết lý dịch, vì vậy người xưa đã dùng hình ảnh của Cóc và đồng loại để minh họa cho thuyết âm dương của mình.

Theo triết học cổ, người xưa coi Cóc là biểu tượng hội đủ tính chất của 64 quẻ dịch, với lý tính số 10 đại diện cho ban thể của vũ trụ, nơi chứa đựng mọi hạt giống của sự hiểu biết. Từ triết lý lấy Cóc làm biểu tượng cho thái cực, tượng trưng cho vũ trụ hay tạo hóa, không ai khôn hơn tạo hóa, cha mẹ của muôn loài, có như thế từ đó người xưa mới coi cóc chính là biểu tượng của người thầy.

Thầy cóc là Thái cực, nhất thể ngôi cao ngồi phản, sinh hai con là lưỡng nghi - âm dương đùa chơi bên dưới, phía trước sẽ dạy chuyển hóa cửu cung - chín con ếch nhái chão chàng.

Như vậy, rõ dàng nội dung bức tranh này nằm trong dòng chảy thầm lặng của người Việt về cái gốc triết lý cổ xưa, cội nguồn của sáng tạo. Có lẽ thông qua hình ảnh biểu trưng tưởng chừng như quen thuộc là hoạt cảnh dạy học của một ông đồ già nơi làng quê nào đó mà nói lên cái triết lý ngàn đời không thay đổi: Tạo hóa là cội nguồn sáng tạo, là mẹ của mọi tri thức hiểu biết, học là cố gắng biết, hiểu và thuận theo cái tạo hóa vốn là.

Mua hàng

Đánh ghen 1

Đánh ghen là một tác phẩm độc đáo không chỉ vì hiếm có nghệ sĩ nào thể hiện đề tài này mà đặc biệt hơn nữa là ẩn chứa trong đó những thông điệp ý nhị, thâm thúy.
 
Người xưa nhận định rằng, bức tranh “Đánh ghen” tuy màu sắc, họa tiết đơn giản nhưng vẫn vẽ lên một “trận chiến” trong gia đình hết sức căng thẳng:
 
Măng non nấu với gà đồng,
Thử chơi một trận xem chồng về ai.
 
Ở đây nghệ nhân đã thể hiện một cảnh đánh ghen thông qua 4 nhân vật với cách diễn tả trạng thái tâm lý rất tài tình với 4 biểu hiện khách nhau. Người vợ cả được vẽ với hình dáng xồ xề đang tức giận muốn lao vào dùng kéo cắt tóc cô vợ bé; mặc dù theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ “xuất giá tòng phu”, phải tôn trọng kính thuận chồng; thế nhưng như một câu Kiều đã viết:
 
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
 
Đối với ông chủ gia đình, đó là người chồng, trong diễn biến câu chuyện của gia đình, tuy lúng túng giữa 2 người đàn bà, một mặt ngăn cản, khuyên can vợ cả nhưng lại “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi một tay giữ bầu ngực vợ bé như thể hiện sự ưu ái, cưng chiều. Hai câu thơ trên bức tranh chính là thể hiện tâm lý của người chồng trước tình cảnh khi đó:
 
 
Còn cô vợ bé, do trẻ trung, xinh đẹp hơn, cậy được chồng yêu nên trước bà vợ cả lại càng tỏ vẻ xem thường qua hành động hất bím tóc đầy thách thức. Cuối cùng những tổn thương, những mất mát đang trút lên vai của con cái họ thông qua hình ảnh một đứa bé đang chắp tay như để van xin người lớn hãy dừng việc đáng xấu hổ kia lại.
 
Tác phẩm thể hiện giản dị, độc đáo nhưng là một sự giáo dục rất sâu sắc, nhắc nhở trong đời sống vợ chồng nên thức tỉnh vì hậu quả để lại là những đứa con sẽ bị tổn thương về tinh thần, cha mẹ chia rẽ, con cái bơ vơ, mất đi không khí hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
 
Nó cũng là sự lên án cảnh chồng chung trong một xã hội coi “trai 5 thê 7 thiếp là thường”, còn “gái chính chuyên chỉ có một chồng”.
 
Các chi tiết khác trong tranh như tấm bình phong, muốn nói rằng chuyện gia đình nên giải quyết ổn thỏa trong khuôn viên, nội bộ thôi không làm to chuyện vì “xấu chàng, hổ ai?”; những mâu thuẫn vợ chồng không nên để con trẻ chứng kiến sẽ có ảnh hưởng không tốt.
 
Một góc tranh với hình ảnh cây tùng, chậu hoa cảnh, lan can tường thể hiện gia đình giàu có nhưng cũng có ý nói rằng có tiền đâu dễ có hạnh phúc, bài học đó dành cho tất cả mọi người dù là thường dân hay xuất thân là con vua cháu chúa quyền quý, cao sang.
Mua hàng

Gái làng hồ

Làng em có lịch có lề
Cha sinh mẹ dưỡng có nghề làm tranh
Đất vui, cảnh đẹp, người thanh
Bàn tay cô gái cũng thành tài hoa
Học nghề theo mẹ theo cha
Cầm ve trổ ngọt như là bổ cau
Em qua trường vẽ nào đâu
Bàn tay cuốc bẫm cày sâu đất này
Tình em như cốc rượu đầy
Để tranh em khắc làm say lòng người.

Mua hàng

Vinh Quy Bái Tổ

"Nước sông mênh mang nguồn dòng dài

Nhà từ đường rực rỡ, hương hoa ngát thơm

Vị Thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ

Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quanh

Dáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân

Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành

Phúc Thần dạt dào, nhân kiệt địa linh

Từng bước đi đưa hương, báo đáp Thần linh

Đời đời thờ Thần, mãi mãi hoà bình".

(bài thơ ca ngợi Tam nguyên Phạm Đôn Lễ - 1457 – 1531)- bản dịch của Viện Hán Nôm. Đây chính là khởi thủy cho thấy ý nghĩa tranh vinh quy bái tổ vô cùng thâm thúy.

  Phạm Đôn Lễ, vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta được vua Lê Thánh Tông ban lệ vinh quy bái tổ năm 1481.(Đây cũng chính là khởi nguồn hình thành bản tranh dân gian khắc gỗ Đông hồ - Vinh Quy Bái Tổ).

   Khi nhìn vào bức tranh, bạn sẽ thấy hình ảnh đoàn người rước quan long trọng về làng. Hình ảnh tượng trưng cho những người đỗ đạt công danh trở về quê để báo đáp công lao sinh thành. Bức tranh thể hiện nét đẹp văn hóa "uống nước nhớ nguồn" của người Việt từ bao đời nay.
 
   Khi xưa, việc thi cử vô cùng khó khăn, ba năm mới có một khoa thi. Chỉ những người thực sự tài giỏi thì mới có thể vượt qua hàng nghìn sĩ tử khác vì tỉ lệ được chấm đậu không nhiều. Sau khi lên làm quan trong triều, hằng năm các vị tân khoa sẽ được lính hầu rước về quê hương. Tại đây, vị quan được dân chúng quê nhà chào đón hân hoan với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Vị tân khoa sẽ cùng gia đình (nếu đã có vợ) trở về làng và đến nhà thờ dòng họ để bái tổ tiên. Sau đó sẽ báo đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
 
   Ngày nay, những người làm công chức nhà nước, người kinh doanh thành đạt hay đơn giản là bất cứ ai với mong cầu hiển đạt, thành công, tâm ý luôn ngưỡng vọng tổ tiên, lòng không quên hướng về chốn cũ thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà.
Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và đấng sinh thành, bức tranh thể hiện sự kính hiểu của con cháu đối với cội nguồn. Đây còn là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, bức tranh còn mang ý nghĩa giáo dục và khuyên răn con cháu cố gắng học hành thật tốt.
 
   Bức tranh với ý nghĩa "ngợi ca truyền thống hiếu học" của người Việt. Đồng thời góp phần tô điểm cho không gian sống thêm đẹp. Gia chủ có thể treo tranh vinh quy bái tổ ở phòng khách hay phòng làm việc. Tuy nhiên, treo ở phòng khách là phương án được nhiều người lựa chọn.
 
   Đặc biệt, đây là bức tranh rất phù hợp để treo trong các nhà thờ dòng họ, khi đó chắc chắn những vị khách ghé thăm chơi sẽ ngầm trầm trồ bởi sự ý vị của lối chơi nghệ thuật dân gian của gia chủ!
Mua hàng

Đám cưới chuột

Chuột Thổi kèn Tàu.

Chuột làm chú rể.

Cô dâu ngồi kiệu thẹn thò ghê.

(Trích bài thơ "Tranh Tết", Vũ Quần Phương)

Không phải bỗng nhiên cứ nhắc đến Đông Hồ, người ta lại nhớ ngay đến bức tranh Đám cưới chuột, hình dung ra cái tưng bừng rộn rã, cái hóm hỉnh vui tươi. Cái hớn hở của lũ chuột trong tranh như mang hương xuân, sắc tết đến từng nhà.

Bỏ qua ngữ nghĩa luận giải của các nhà nghiên cứu hiện đại khi cho rằng đây là bức tranh mang tính đả kích, châm biếm, phê phán thói đời thì ý nghĩa thâm thúy của tranh dân gian chứa đựng trong đó là một câu chuyện rất tết.

Đó là câu chuyện về sự no đủ, về sự đầm ấm hạnh phúc. Con mèo no đủ với cống lễ, thậm chí là cống lễ hiến sinh chính thân chuột. Còn đám cưới tưng bừng phía dưới lại cho thấy sự hạnh phúc tràn trề. Một sự gửi gắm thông điệp về sự sinh diệt, tiêu trưởng của vũ trụ; về cái lẽ thường hằng của nhân sinh. Ở đó cũng thể hiện ra hàm nghĩa về sự cộng sinh hòa bình giữa muôn loài. Điều mà nếu chỉ nhìn tranh trên góc độ châm biếm kể trên ta sẽ không bao giờ nhận thấy.

Tương tự như vậy, nếu Đám cưới chuột là một bức tranh châm biếm thì vào thời khắc quan trọng nhất của một năm, khởi đầu cho vạn sự, người Việt sẽ không quá ưa chuộng để đề cao.

Họ ngưỡng vọng những giá trị khác mà con giáp này đem lại. Ngoài tinh thần phản ánh sự no đủ, hạnh phúc, thì Đám cưới chuột cũng như các bức tranh chuột khác luôn nhấn mạnh đến biểu tượng đông con nhiều cháu từ đặc tính của loài sinh đàn đẻ lũ này. Và, Đám cưới cũng là thời khắc khởi đầu cho câu chuyện nối dõi tông đường - ước vọng của dân gian.

Cha ông ta có câu: Đồng thanh tương ứng, đông khí tương cầu. Bởi vậy, hẳn nhiên một không khí mới, một ước vọng mới, một nhịp điệu hài hòa mới sẽ tràn ngập không gian gia đình khi trên tường nhà có treo bức tranh dân gian ý vị này!

Mua hàng

Táo Thần Vị

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Chùa Hương Tích

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Tổ Nghề

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Bách Mẫu Dư Điền

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu trên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Vinh Quy Bái Tổ (01)

"Nước sông mênh mang nguồn dòng dài

Nhà từ đường rực rỡ, hương hoa ngát thơm

Vị Thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ

Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quanh

Dáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân

Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành

Phúc Thần dạt dào, nhân kiệt địa linh

Từng bước đi đưa hương, báo đáp Thần linh

Đời đời thờ Thần, mãi mãi hoà bình".

(bài thơ ca ngợi Tam nguyên Phạm Đôn Lễ - 1457 – 1531)- bản dịch của Viện Hán Nôm. Đây chính là khởi thủy cho thấy ý nghĩa tranh vinh quy bái tổ vô cùng thâm thúy.

  Phạm Đôn Lễ, vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta được vua Lê Thánh Tông ban lệ vinh quy bái tổ năm 1481.(Đây cũng chính là khởi nguồn hình thành bản tranh dân gian khắc gỗ Đông hồ - Vinh Quy Bái Tổ).

   Khi nhìn vào bức tranh, bạn sẽ thấy hình ảnh đoàn người rước quan long trọng về làng. Hình ảnh tượng trưng cho những người đỗ đạt công danh trở về quê để báo đáp công lao sinh thành. Bức tranh thể hiện nét đẹp văn hóa "uống nước nhớ nguồn" của người Việt từ bao đời nay.
 
   Khi xưa, việc thi cử vô cùng khó khăn, ba năm mới có một khoa thi. Chỉ những người thực sự tài giỏi thì mới có thể vượt qua hàng nghìn sĩ tử khác vì tỉ lệ được chấm đậu không nhiều. Sau khi lên làm quan trong triều, hằng năm các vị tân khoa sẽ được lính hầu rước về quê hương. Tại đây, vị quan được dân chúng quê nhà chào đón hân hoan với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Vị tân khoa sẽ cùng gia đình (nếu đã có vợ) trở về làng và đến nhà thờ dòng họ để bái tổ tiên. Sau đó sẽ báo đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
 
   Ngày nay, những người làm công chức nhà nước, người kinh doanh thành đạt hay đơn giản là bất cứ ai với mong cầu hiển đạt, thành công, tâm ý luôn ngưỡng vọng tổ tiên, lòng không quên hướng về chốn cũ thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà.
Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và đấng sinh thành, bức tranh thể hiện sự kính hiểu của con cháu đối với cội nguồn. Đây còn là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, ý nghĩa tranh vinh quy bái tổ còn là sự giáo dục và khuyên răn con cháu cố gắng học hành thật tốt.
 
   Bức tranh với ý nghĩa "ngợi ca truyền thống hiếu học" của người Việt. Đồng thời góp phần tô điểm cho không gian sống thêm đẹp. Gia chủ có thể treo tranh vinh quy bái tổ ở phòng khách hay phòng làm việc. Tuy nhiên, treo ở phòng khách là phương án được nhiều người lựa chọn.
 
   Đặc biệt, đây là bức tranh rất phù hợp để treo trong các nhà thờ dòng họ, khi đó chắc chắn những vị khách ghé thăm chơi sẽ ngầm trầm trồ bởi sự ý vị của lối chơi nghệ thuật dân gian của gia chủ!
Mua hàng

Đám Cưới Chuột (01)

Chuột Thổi kèn Tàu.
Chuột làm chú rể.
Cô dâu ngồi kiệu thẹn thò ghê.
(Trích bài thơ "Tranh Tết", Vũ Quần Phương)

Ý nghĩa tranh Đám cưới chuột:

Không phải bỗng nhiên cứ nhắc đến Đông Hồ, người ta lại nhớ ngay đến bức tranh Đám cưới chuột, hình dung ra cái tưng bừng rộn rã, cái hóm hỉnh vui tươi. Cái hớn hở của lũ chuột trong tranh như mang hương xuân, sắc tết đến từng nhà.

Bỏ qua ngữ nghĩa luận giải của các nhà nghiên cứu hiện đại khi cho rằng đây là bức tranh mang tính đả kích, châm biếm, phê phán thói đời thì ý nghĩa thâm thúy của tranh dân gian chứa đựng trong đó là một câu chuyện rất tết.

Đó là câu chuyện về sự no đủ, về sự đầm ấm hạnh phúc. Con mèo no đủ với cống lễ, thậm chí là cống lễ hiến sinh chính thân chuột. Còn đám cưới tưng bừng phía dưới lại cho thấy sự hạnh phúc tràn trề. Một sự gửi gắm thông điệp về sự sinh diệt, tiêu trưởng của vũ trụ; về cái lẽ thường hằng của nhân sinh. Ở đó cũng thể hiện ra hàm nghĩa về sự cộng sinh hòa bình giữa muôn loài. Điều mà nếu chỉ nhìn tranh trên góc độ châm biếm kể trên ta sẽ không bao giờ nhận thấy.

Tương tự như vậy, nếu Đám cưới chuột là một bức tranh châm biếm thì vào thời khắc quan trọng nhất của một năm, khởi đầu cho vạn sự, người Việt sẽ không quá ưa chuộng để đề cao.

Họ ngưỡng vọng những giá trị khác mà con giáp này đem lại. Ngoài tinh thần phản ánh sự no đủ, hạnh phúc, thì Đám cưới chuột cũng như các bức tranh chuột khác luôn nhấn mạnh đến biểu tượng đông con nhiều cháu từ đặc tính của loài sinh đàn đẻ lũ này. Và, Đám cưới cũng là thời khắc khởi đầu cho câu chuyện nối dõi tông đường - ước vọng của dân gian.

Cha ông ta có câu: Đồng thanh tương ứng, đông khí tương cầu. Bởi vậy, hẳn nhiên một không khí mới, một ước vọng mới, một nhịp điệu hài hòa mới sẽ tràn ngập không gian gia đình khi trên tường nhà có treo bức tranh dân gian ý vị này!

Mua hàng

Đồng Quê

Mặt trời tang tảng dạng đông
Anh ơi trỗi dậy ra đồng kẻo trưa.
 
Bản tranh điệp ghi lại hoạt cảnh đồng quê của nông thôn xưa. ở đó là hình ảnh làm ruộng với con trâu đi trước, cái bừa theo sau, người đứng tát gàu sòng đôi, người cúi mình cấy lúa. Một hình ảnh sinh động dưới tán cây cao, ngôi nhà ngói đỏ, cánh cò lả bay...
 
Bức tranh không chỉ gợi lên một góc quế hương trong ký ức mà còn là một hình ảnh sinh động để giáo dục tấm lòng biết ơn nơi con trẻ. một sự nhắc nhở thường hằng rằng những sản vật sử dụng hàng ngày vẫn luôn có nguồn gốc xuất phát từ những miền quê với bao nắng mưa, một nắng hai sương như vậy...
Mua hàng