Tranh dân gian góp phần không nhỏ vào việc lưu giữ các vốn văn hoá cổ xưa của dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của người Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.
Cặp tranh Em bé chăn trâu, theo thói chơi tranh Tết dán theo bộ đăng đối nhau cùng tiến vào giữa, thì tờ tranh ở mảng tường bên trái được gọi là Em bé chăn trâu thả diều, còn tờ tranh đối lại là Em bé chăn trâu thổi sáo. Cách gọi tên tranh như thế chỉ là “trông mặt đặt tên”. Các nghệ nhân xưa không đặt tên cụ thể để người xem trông hình mà gọi, nhưng ở hai bức tranh này vốn xưa ở mỗi bức có một câu chữ, do đó mọi người thường lấy đó làm tên tranh. Câu chữ ở bức thả diều là NHẤT RƯƠNG PHÚC LỘC ĐIỀN và ở bức thổi sáo là HÀ DIỆP CÁI THANH THANH. Năm chữ cắt thành hai hàng dọc không chỉ nói lên ý tứ của hình tượng mà còn tham gia vào bố cục của tranh. Với người chơi tranh là nông dân hầu hết không biết chữ, đã mấy ai đọc được và ngay cả khi đọc được thì cũng thật ít người hiểu được thâm ý. Vì thế giá trị của những dòng chữ này trước hết - cơ bản là làm cho bố cục tranh được trọn vẹn, đầy đặn như ước mơ đầu xuân của mọi người.
Dán hai tờ tranh Tết thuộc một bộ phải như treo hai vế của một câu đối, có bức 1 và bức 2 như vế ra và vế đối. Ở bộ tranh chăn trâu này phần chữ cả hai đều tận cùng bằng chữ thuộc vần bằng tức thuộc vế đối, nhưng vì cả nghệ nhân và người chơi tranh đều rất hạn chế về trình độ văn học, nên câu đối tranh ở đây là theo hình: Hai con trâu ở hai bức tranh phải được dán như từ hai phía đi vào giữa để gặp nhau, do đó bức thả diều dán ở tay phải người xem, bức thổi sáo ở bên trái.
Chăn Trâu Thả Diều
- NH00326
- Đông Hồ
Miêu tả: Tranh Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...
Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.
Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.
Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.
Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.
Bình luận
Phúc Lộc Song Toàn (01)
Liên hệ
Lý Ngư Vọng Nguyệt (chép trông...
438,000 ₫