Tìm thày hỏi bạn NHÁI chi mà.
Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa,
Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ,
Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà.
Ý nghĩa tranh thầy đồ cóc:
Thầy Đồ Cóc, một bức tranh vô cùng thâm thúy ý nghĩa mà người xưa để lại cho hậu thế.
Theo lịch sử xưa kia người Việt có loại chữ gọi là chữ Khoa đẩu, tức là chữ nòng nọc, nòng nọc là con của cóc, hay nói khác hơn là sản phẩm của cóc, thầy cóc thì dạy học trò nhái, ếch chữ nòng nọc là điều tất yếu.
Hơn nữa, cóc là loài lưỡng cư, sống trên cạn, sinh ra dưới nước, hội đủ tiêu chí âm dương của triết lý dịch, vì vậy người xưa đã dùng hình ảnh của Cóc và đồng loại để minh họa cho thuyết âm dương của mình.
Theo triết học cổ, người xưa coi Cóc là biểu tượng hội đủ tính chất của 64 quẻ dịch, với lý tính số 10 đại diện cho ban thể của vũ trụ, nơi chứa đựng mọi hạt giống của sự hiểu biết. Từ triết lý lấy Cóc làm biểu tượng cho thái cực, tượng trưng cho vũ trụ hay tạo hóa, không ai khôn hơn tạo hóa, cha mẹ của muôn loài, có như thế từ đó người xưa mới coi cóc chính là biểu tượng của người thầy.
Thầy cóc là Thái cực, nhất thể ngôi cao ngồi phản, sinh hai con là lưỡng nghi - âm dương đùa chơi bên dưới, phía trước sẽ dạy chuyển hóa cửu cung - chín con ếch nhái chão chàng.
Như vậy, rõ dàng nội dung bức tranh này nằm trong dòng chảy thầm lặng của người Việt về cái gốc triết lý cổ xưa, cội nguồn của sáng tạo. Có lẽ thông qua hình ảnh biểu trưng tưởng chừng như quen thuộc là hoạt cảnh dạy học của một ông đồ già nơi làng quê nào đó mà nói lên cái triết lý ngàn đời không thay đổi: Tạo hóa là cội nguồn sáng tạo, là mẹ của mọi tri thức hiểu biết, học là cố gắng biết, hiểu và thuận theo cái tạo hóa vốn là.