Tranh đông hồ

Kim Hầu Hiến Phúc

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

 
Mua hàng

Hứng Dừa

Khen ai khéo dựng lên dừa,
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi.

Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt nam nói chung và nghệ thuật dân gian đông hồ nói riêng, cha ông ta đã để lại những bản tranh vô cùng ý vị. Trong đó có bản tranh Hứng dừa. Bản tranh không chỉ đẹp về hoạt cảnh sinh động trên nền điệp lấp lánh mà ý nghĩa tranh hứng dừa còn vô cùng thâm thúy.

Gia đình luôn là tế bào của xã hội, vì vậy mối quan hệ vợ chồng, cha con luôn được quan tâm nhiều hơn cả so với mối quan hệ vua tôi trong đạo “Tam Cương”. Có câu: “Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” tức ở đây muốn nói phải quản được gia đình trước, mới tới đất nước lúc đó thiên hạ mới yên ổn và thái bình.

Người cha được xem là trụ cột của một gia đình. Là thân trụ hiên ngang như thân dừa mọc lên giữa đất cằn sỏi đá. Người Cha phải hứng chịu bao sương gió vất vả gian truân để bảo vệ gia đình, yêu thương vợ và nuôi các con khôn lớn thành người. Giống như những trái ngọt mang đến cho đời.

Rõ ràng bức tranh hứng dừa cũng cho thấy sự bộc lộ khí chất mạnh mẽ của đàn ông. Trèo Dừa là công việc vất vả nguy hiểm. Nhưng để có thể lo cho vợ con thì người chồng, người cha ấy chẳng màng tới nguy hiểm, hay mệt nhọc vượt qua mọi thử thách.

Hình ảnh những đứa trẻ đang bấu chặt vào gốc cây. Khác hẳn với tâm lý của trẻ khi được chuẩn bị đón những trái dừa tươi mát, ngọt lành. Đáng ra chúng phải hớn hở nhảy dưới đất ngẩng mặt lên chờ đợi trái dừa mà cha tung xuống. Nhưng không ở đây các bạn nhỏ như cũng muốn được treo lên cây giống như cha. Muốn được noi gương theo cha vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời muốn chia sẻ và cảm nhận nỗi vất vả khi trèo dừa của cha mình.

Người vợ đang vén váy để hứng dừa như cùng sẻ chia thành quả trái ngọt cùng nhau trong cuộc đời.

2 câu thơ Nôm trong bức tranh: “Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”.

hình tượng tung hứng dừa vốn không hề có trong thực tế. Đại từ ai trong câu thơ trong bức tranh ta thấy chính là con người tạo nên sự hài hòa hợp lý và cân đối trong ý nghĩa của bức tranh Hứng Dừa. Chính chúng ta biết điều hòa cuộc sống của mình, của môi trường thì sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cuộc đời. Tiêu biểu là gia đình, mối quan hệ cùng chia sẻ, cùng gắn bó, san bớt vất vả hiểm nguy sẽ là mái ấm gia đình hạnh phúc.

Như vậy, khi treo bức tranh dân gian Đông Hồ Hứng Dừa trong gia đình, tức là ta đang thấy khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Và bức tranh luôn là lời nhắc nhở, là bài học sâu sắc để có được một hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn theo đúng nghĩa. Mối quan hệ vợ chồng cha con chính là đỉnh tam giác tạo nên hạnh phúc.

Mua hàng