Tranh lòng 37x52cm

Đàn Gà Mẹ Con

Miêu tả: Tranh Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Tranh hứng dừa

Khen ai khéo dựng lên dừa,
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi.

Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt nam nói chung và nghệ thuật dân gian đông hồ nói riêng, cha ông ta đã để lại những bản tranh vô cùng ý vị. Trong đó có bản tranh Hứng dừa. Bản tranh không chỉ đẹp về hoạt cảnh sinh động trên nền điệp lấp lánh mà ý nghĩa tranh hứng dừa còn vô cùng thâm thúy.

Gia đình luôn là tế bào của xã hội, vì vậy mối quan hệ vợ chồng, cha con luôn được quan tâm nhiều hơn cả so với mối quan hệ vua tôi trong đạo “Tam Cương”. Có câu: “Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” tức ở đây muốn nói phải quản được gia đình trước, mới tới đất nước lúc đó thiên hạ mới yên ổn và thái bình.

Người cha được xem là trụ cột của một gia đình. Là thân trụ hiên ngang như thân dừa mọc lên giữa đất cằn sỏi đá. Người Cha phải hứng chịu bao sương gió vất vả gian truân để bảo vệ gia đình, yêu thương vợ và nuôi các con khôn lớn thành người. Giống như những trái ngọt mang đến cho đời.

Rõ ràng bức tranh hứng dừa cũng cho thấy sự bộc lộ khí chất mạnh mẽ của đàn ông. Trèo Dừa là công việc vất vả nguy hiểm. Nhưng để có thể lo cho vợ con thì người chồng, người cha ấy chẳng màng tới nguy hiểm, hay mệt nhọc vượt qua mọi thử thách.

Hình ảnh những đứa trẻ đang bấu chặt vào gốc cây. Khác hẳn với tâm lý của trẻ khi được chuẩn bị đón những trái dừa tươi mát, ngọt lành. Đáng ra chúng phải hớn hở nhảy dưới đất ngẩng mặt lên chờ đợi trái dừa mà cha tung xuống. Nhưng không ở đây các bạn nhỏ như cũng muốn được treo lên cây giống như cha. Muốn được noi gương theo cha vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời muốn chia sẻ và cảm nhận nỗi vất vả khi trèo dừa của cha mình.

Người vợ đang vén váy để hứng dừa như cùng sẻ chia thành quả trái ngọt cùng nhau trong cuộc đời.

2 câu thơ Nôm trong bức tranh: “Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”.

hình tượng tung hứng dừa vốn không hề có trong thực tế. Đại từ ai trong câu thơ trong bức tranh ta thấy chính là con người tạo nên sự hài hòa hợp lý và cân đối trong ý nghĩa của bức tranh Hứng Dừa. Chính chúng ta biết điều hòa cuộc sống của mình, của môi trường thì sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cuộc đời. Tiêu biểu là gia đình, mối quan hệ cùng chia sẻ, cùng gắn bó, san bớt vất vả hiểm nguy sẽ là mái ấm gia đình hạnh phúc.

Như vậy, khi treo bức tranh dân gian Đông Hồ Hứng Dừa trong gia đình, tức là ta đang thấy khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Và bức tranh luôn là lời nhắc nhở, là bài học sâu sắc để có được một hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn theo đúng nghĩa. Mối quan hệ vợ chồng cha con chính là đỉnh tam giác tạo nên hạnh phúc.

Mua hàng

Tranh đám cưới chuột

Chuột Thổi kèn Tàu.

Chuột làm chú rể.

Cô dâu ngồi kiệu thẹn thò ghê.

(Trích bài thơ "Tranh Tết", Vũ Quần Phương)

Không phải bỗng nhiên cứ nhắc đến Đông Hồ, người ta lại nhớ ngay đến bức tranh Đám cưới chuột, hình dung ra cái tưng bừng rộn rã, cái hóm hỉnh vui tươi. Cái hớn hở của lũ chuột trong tranh như mang hương xuân, sắc tết đến từng nhà.

Bỏ qua ngữ nghĩa luận giải của các nhà nghiên cứu hiện đại khi cho rằng đây là bức tranh mang tính đả kích, châm biếm, phê phán thói đời thì ý nghĩa thâm thúy của tranh dân gian chứa đựng trong đó là một câu chuyện rất tết.

Đó là câu chuyện về sự no đủ, về sự đầm ấm hạnh phúc. Con mèo no đủ với cống lễ, thậm chí là cống lễ hiến sinh chính thân chuột. Còn đám cưới tưng bừng phía dưới lại cho thấy sự hạnh phúc tràn trề. Một sự gửi gắm thông điệp về sự sinh diệt, tiêu trưởng của vũ trụ; về cái lẽ thường hằng của nhân sinh. Ở đó cũng thể hiện ra hàm nghĩa về sự cộng sinh hòa bình giữa muôn loài. Điều mà nếu chỉ nhìn tranh trên góc độ châm biếm kể trên ta sẽ không bao giờ nhận thấy.

Tương tự như vậy, nếu Đám cưới chuột là một bức tranh châm biếm thì vào thời khắc quan trọng nhất của một năm, khởi đầu cho vạn sự, người Việt sẽ không quá ưa chuộng để đề cao.

Họ ngưỡng vọng những giá trị khác mà con giáp này đem lại. Ngoài tinh thần phản ánh sự no đủ, hạnh phúc, thì Đám cưới chuột cũng như các bức tranh chuột khác luôn nhấn mạnh đến biểu tượng đông con nhiều cháu từ đặc tính của loài sinh đàn đẻ lũ này. Và, Đám cưới cũng là thời khắc khởi đầu cho câu chuyện nối dõi tông đường - ước vọng của dân gian.

Cha ông ta có câu: Đồng thanh tương ứng, đông khí tương cầu. Bởi vậy, hẳn nhiên một không khí mới, một ước vọng mới, một nhịp điệu hài hòa mới sẽ tràn ngập không gian gia đình khi trên tường nhà có treo bức tranh dân gian ý vị này!

Mua hàng

Chim Lồng bản trung

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Tranh em bé ôm gà

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng

Tranh vinh quy bái tổ

"Nước sông mênh mang nguồn dòng dài

Nhà từ đường rực rỡ, hương hoa ngát thơm

Vị Thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ

Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quanh

Dáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân

Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành

Phúc Thần dạt dào, nhân kiệt địa linh

Từng bước đi đưa hương, báo đáp Thần linh

Đời đời thờ Thần, mãi mãi hoà bình".

(bài thơ ca ngợi Tam nguyên Phạm Đôn Lễ - 1457 – 1531)- bản dịch của Viện Hán Nôm. Đây chính là khởi thủy cho thấy ý nghĩa tranh vinh quy bái tổ vô cùng thâm thúy.

  Phạm Đôn Lễ, vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta được vua Lê Thánh Tông ban lệ vinh quy bái tổ năm 1481.(Đây cũng chính là khởi nguồn hình thành bản tranh dân gian khắc gỗ Đông hồ - Vinh Quy Bái Tổ).

   Khi nhìn vào bức tranh, bạn sẽ thấy hình ảnh đoàn người rước quan long trọng về làng. Hình ảnh tượng trưng cho những người đỗ đạt công danh trở về quê để báo đáp công lao sinh thành. Bức tranh thể hiện nét đẹp văn hóa "uống nước nhớ nguồn" của người Việt từ bao đời nay.
 
   Khi xưa, việc thi cử vô cùng khó khăn, ba năm mới có một khoa thi. Chỉ những người thực sự tài giỏi thì mới có thể vượt qua hàng nghìn sĩ tử khác vì tỉ lệ được chấm đậu không nhiều. Sau khi lên làm quan trong triều, hằng năm các vị tân khoa sẽ được lính hầu rước về quê hương. Tại đây, vị quan được dân chúng quê nhà chào đón hân hoan với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Vị tân khoa sẽ cùng gia đình (nếu đã có vợ) trở về làng và đến nhà thờ dòng họ để bái tổ tiên. Sau đó sẽ báo đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
 
   Ngày nay, những người làm công chức nhà nước, người kinh doanh thành đạt hay đơn giản là bất cứ ai với mong cầu hiển đạt, thành công, tâm ý luôn ngưỡng vọng tổ tiên, lòng không quên hướng về chốn cũ thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà.
Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và đấng sinh thành, bức tranh thể hiện sự kính hiểu của con cháu đối với cội nguồn. Đây còn là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, bức tranh còn mang ý nghĩa giáo dục và khuyên răn con cháu cố gắng học hành thật tốt.
 
   Bức tranh với ý nghĩa "ngợi ca truyền thống hiếu học" của người Việt. Đồng thời góp phần tô điểm cho không gian sống thêm đẹp. Gia chủ có thể treo tranh vinh quy bái tổ ở phòng khách hay phòng làm việc. Tuy nhiên, treo ở phòng khách là phương án được nhiều người lựa chọn.
 
   Đặc biệt, đây là bức tranh rất phù hợp để treo trong các nhà thờ dòng họ, khi đó chắc chắn những vị khách ghé thăm chơi sẽ ngầm trầm trồ bởi sự ý vị của lối chơi nghệ thuật dân gian của gia chủ!
Mua hàng

Tranh lợn âm dương

“Hỡi cô thắt bao lưng xanh,
Có về làng Mái với anh thì về.
Làng Mái có lịch có lề,
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh.
Nàng về nàng ở với anh,
Cùng nhau “Vẽ, khắc” in tranh Lợn, Gà”

Trong kho tàng tranh đông hồ, hình ảnh con lợn xuất hiện rất nhiều trong các mẫu tranh: Từ Tranh Lợn độc đến tranh Lợn ăn cây dáy nhưng đặc biệt và nổi tiếng nhất vẫn là bức tranh Đàn lợn âm dương. Có thể nói ý nghĩa tranh Đàn lợn âm dương vô cùng sâu sắc!

Lợn là con vật gần gũi, là một trong 12 con giáp trong triết lý xưa. Hình ảnh đàn lợn con quây quần bên mẹ lại càng gần gũi hơn với người dân ta từ xa xưa khi lợn gắn liền với sản xuất nông nghiệp bao đời.

Qua tranh đông hồ, con lợn trở nên sinh động hơn với đường nét cong dáng béo tốt, màu sắc trù phú gợi cho người xem một trạng thái tâm ý bình an, may mắn ngập tràn. Gợi lời chúc hướng tới một cuộc sống sung túc đủ đầy, con đàn cháu đống, xum vầy hạnh phúc.

Đặc biệt, Ý nghĩa tranh Lợn nói chung và ý nghĩa tranh Đàn lợn âm dương nói riêng còn thâm thúy hơn nữa khi dân gian xưa cha ông ta đưa vào hình ảnh trừu tượng Xoáy âm dương. Mỗi con đều mang hai soáy, với mỗi xoáy đều là hai màu sung khắc nóng và lạnh tạo nên âm và dương giao hòa chuyển động không ngừng với ý nghĩa: "Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái", đồng nghĩa với sự sinh sôi nảy nở, cuộc sống luôn phát triển theo quy luật tự nhiên và đồng thời màu sắc trong tranh cũng phần nào nói rõ hơn cái triết lý âm dương ngũ hành thâm thúy đó của người xưa.

Có lẽ ý nghĩa tranh Đàn lợn âm dương cần phân tích ở nhiều khía cạnh, và xin mời bạn đọc chuyển qua kệnh fanpage của chúng tôi để đọc sâu hơn về ý nghĩa tranh Đàn lợn âm dương qua link liên kết: https://www.facebook.com/TranhDongHo.org/photos/357054866426335

Một lần nữa xin được khẳng định rằng: ý nghĩa tranh Đàn lợn âm dương vô cùng thâm thúy. ở đó là lời cầu chúc bình an may mắn, hướng tới một cuộc sống trù phú đủ đầy, con đàn cháu đống, xum vầy hạnh phúc trên cơ sở biết cân bằng âm dương, phát huy thiên tính từng giới, từng thành viên gia đình. Đặc biệt mang đến một nguồn năng lượng bình an cho gia chủ!

Mua hàng

Tranh phú quý em bé ôm vịt

Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống với 5 màu cơ bản, nguyên liệu tạo màu gần gũi mộc mạc, từ tro bếp lá tre, hoa hòe, sỏi son, bột sò điệp...

Tranh có các kích thước cố định theo bản khắc gỗ cổ của các cụ xưa để lại và con cháu trong nhà nối nghiệp gìn giữ bảo vệ và phát triển nghề truyền thống.

Mỗi màu trong tranh là một bản khắc gỗ riêng. Nghệ nhân sử dụng đôi tay khéo léo phết màu lên bản khắc gỗ và in lần lượt từng màu lên giấy điệp. sau khi in song một màu, tranh sẽ được hong gió, nắng cho khô tự nhiên sau đó nghệ nhân tiếp tục in màu tiếp theo.

Do đó mỗi tranh cần 2-3 ngày tùy điều kiện thời tiết mới có thể được coi là hoàn thiện khâu in bản khắc.

Khâu cuối của mỗi tác phẩm tranh dân gian đông hồ sẽ được nghệ nhân ưu tú quốc gia và cũng là người trong gia đình chuốt lại chi tiết và đóng dấu mộc đỏ, khi đó Tranh chính thức là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

Mua hàng